Cây trinh nữ còn có tên gọi là cây xấu hổ mọc nhiều nơi trên khắp cả nước. Nó phát triển chủ yếu ở những khu vực râm yên tĩnh, ít người sinh sống, dưới gốc cây. Loài này có đặc điểm là, các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào hoặc bị rung lắc để tự bảo vệ khỏi tổn hại, rồi mở lại vài phút sau đó. Tuy rất phổ biến ở Việt Nam nhưng ít ai biết rằng nó có những công dụng rất tuyệt vời trong việc chưa trị bệnh. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của cây trinh nữ trong bài viết này nhé
1, Mô tả về cây trinh nữ
Thân thảo đứng đối với cây non hoặc bò trườn đồi với cây trưởng thành. Thân cây có thể dài tới 1,5 m bò trườn hoặc tựa leo gần mặt đất, đối với thân cây tựa leo mỏng manh hơn thân cây bò trườn trên mặt đất. Vỏ thân cây có gai biểu bì thưa hoặc dày. Hoa mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng, có 4 cánh 4 nhụy, 4 noãn, 4 cánh dính nhau ở nửa dưới. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8. Còn quả của cây trinh nữ thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng.
2, Tác dụng của cây trinh nữ
Cây trinh nữ hay xấu hổ là một loại thảo dược rất phổ biến, thường được dùng để điều trị các tình trạng sức khỏe sau:
- Giảm đau, an thần, tiêu viêm, kháng khuẩn
- Tiêu ích, lợi tiểu
- Ổn định huyết áp, hạ nhiệt, trị sốt rét
- Làm dịu đau, hạ áp
- An thần
3, Các bài thuốc chữa bệnh từ cây trinh nữ mà bạn nên biết
3.1, Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:
+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.
+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.
3.2, Hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc
+ Lá và dây xấu hổ phơi khô 15-20g, cây lạc tiên 20g, sắc nước uống hằng ngày. Duy trì uống liên tục trong 1 tuần.
3.3, Hỗ trợ chữa đầy bụng chậm tiêu
+ Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng 3 – 5 ngày.
3.4, Điều trị nộc độc do con trùng cắn
+ Rửa sạch trinh nữ tươi và ngâm với nước muối loãng trong 5 phút. Rửa sạch vùng da bị thương bằng nước muối ấm. Giã nát trinh nữ và đắp lên vết thương, giữ 20 – 30 phút.
3.5, Trị viêm phế quản
+ Rửa sạch 100g rễ trinh nữ khô. Sắc phần thảo dược này với 500ml nước, đun nhỏ lửa cho tới khi còn 1/5 thì tắt bếp và chắt lấy nước, uống 2 lần/ngày, tốt nhất uống khi thuốc còn ấm.
3.6, Thuốc xông tắm chữa viêm khớp
+ Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.
+ Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại.
+ Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần.
+ Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.
3.7, Chữa tăng huyết áp
+ Cành lá trinh nữ, trắc bách diệp, hoa đại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt thảo quyết minh (sao), thân lá bạch hạc mỗi vị 8g, hà thủ ô đỏ, tang ký sinh mỗi vị 6g, địa long 4g.
+ Sắc uống trong ngày.
+ Có thể tán bột, rây mịn, luyện với hồ làm viên, uống mỗi ngày 20-30g.
4, Các lưu lý khi sử dụng cây trinh nữ
Để sử dụng loại cây này đúng mục đích và an toàn, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng cây xấu hổ cho người bị suy nhược, cơ thể có tính hàn và phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng thảo dược này.
- Nên sử dụng kiên trì mỗi ngày để có hiệu quả
- Nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.
- Người thiên hàn và suy nhược cơ thể nên thận trọng khi sử dụng vị thuốc này.
- Không kết hợp trinh nữ với cây Mimosa.
- Tham khảo tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng.