Những điều bạn nên biết về bệnh Gút (Gout) - Công ty CP Dược Mỹ Phẩm TMD

Những điều bạn nên biết về bệnh Gút (Gout)

bệnh gút

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại và lối sống sinh hoạt, bệnh gút (gout) đã trở thành một trong những căn bệnh phổ biến với đặc trưng là những cơn đau, sưng tấy đỏ ở các khớp, nhất là khớp ngón chân cái và các khớp ngón tay. Vậy cụ thể bệnh gout là gì, nguyên nhân, triệu chứng và có những cách điều trị nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây

1, Bệnh Gút là gì

Gout (hay gút) là sự lắng đọng tinh thể monosodium urat vào mô, thường ở trong và xung quanh các khớp, gây viêm khớp cấp tính tái đi tái lại hoặc mãn tính. Cơn viêm khớp cấp tính thường xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân. Các triệu chứng của bệnh gút bao gồm đau cấp tính, nóng, đỏ và sưng.

Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

2, Các giai đoạn của bệnh

bênh gút

  • Giao đoạn 1: Nồng độ acid uric trong máu tăng cao, chưa có biểu hiện cụ thể của bệnh gout, chỉ đến khi tiến hành xét nghiệm máu mới phát hiện chỉ số acid uric tăng.
  • Giai đoạn 2: Nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.
  • Giai đoạn 3: Không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, tuy nhiên những tinh thể muối urat vẫn âm thầm hình thành tại các khớp xương và tái phát bệnh sau 3-5 năm (có thể thay đổi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người bệnh)
  • Giai đoạn 4: Xuất hiện những hạt tophi dưới da, người bệnh gặp khó khăn trong quá trình đi lại, cầm nắm. Nếu hạt tophi vỡ ra có thể nhiễm khuẩn khớp, nhiễm trùng huyết nguy hiểm.

2, Dấu hiệu nhận biết bệnh

2.1, Đau khớp dữ dội

Gút thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay, cổ tay…Cơn đau do bệnh gút gây ra rất dữ dội, nhiều bệnh nhân còn mô tả cảm thấy các ngón chân như đang bị cháy hoặc có mảnh thủy tinh, kim ở trong khớp. Tình trạng này là do các tinh thể muối urat chà xát vào vùng da xung quanh và xương ở đó. Tránh uống rượu sẽ giúp giảm bớt cường độ xuất hiện của các cơn đau do gút.

2.2, Đau khớp kéo dài

bệnh gút

Khi cơn đau dữ dội đã giảm bớt, người bệnh vẫn cảm thấy khó chịu ở các khớp bị ảnh hưởng trong một thời gian dài, cụ thể là vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần. Cơn đau tiếp theo xuất hiện sẽ gây đau nặng nề hơn cũng như cảm giác khó chịu ở các khớp cũng sẽ kéo dài hơn.

2.3, Tấy đỏ và sưng

Các khớp ở bàn chân bị gút tấn công sẽ bị sưng lên và tấy đỏ. Bởi vì các tinh thể axit uric có thể gây tổn hại cho da và xương, cơ thể sẽ cố gắng ngăn chặn điều này bằng cách cung cấp lớp đệm qua các vùng bị sưng tấy.  Để điều trị sưng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid, NSAIDS hoặc corticosteroid.

2.4, U cục tophi

Bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.

3, Cách điều trị bệnh

3.1, Cân đối lại chế độ ăn uống

  • Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
  • Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, …
  • Tăng cường ăn rau xanh, sử dụng ít các loại thịt chứa nhiều nhân purine như đỏ và hải sản, nội tạng động vật, hạn chế bia rượu.
  • Tập thể dục thường xuyên là liệu pháp giúp phòng ngừa các loại bệnh tật đặc biệt là bệnh gout.
  • Uống nhiều nước, hạn chế các đồ uống có lượng đường cao

3.2, Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị gút từ giai đoạn đầu và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) tuy nhiên NSAID có nguy cơ đau dạ dày, chảy máu và loét.

3.3, Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:

  • Gout kèm biến chứng loét
  • Bội nhiễm nốt tophi
  • Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ

Khi phẫu thuật cần dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Facebook
0586.799.799