Do tâm lý e ngại nên nhiều người mắc trĩ lựa chọn điều trị bằng các mẹo dân gian tại nhà. Một số mẹo mang lại hiệu quả tốt nhưng cũng có cách chữa khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy cùng tìm hiểu những cách chữa bệnh trĩ tại nhà mà hiệu quả trong bài viết này nhé
1, Rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại rau thơm có tính hàn giúp mát gan, thanh nhiệt và đặc biệt có khả năng kháng viêm, sát trùng vết thương hở, vết lở loét rất tốt. Đối với bệnh trĩ, rau diếp cá có tác dụng làm giảm phù nề búi trĩ, chống viêm nhiễm và làm giảm cảm giác ngứa, đau rát khó chịu do các triệu chứng của bệnh trĩ gây ra, giúp người bệnh cảm giác dễ chịu hơn, hỗ trợ đẩy lui bệnh trĩ.
Chuẩn bị: Chuẩn bị rau diếp cá tươi (khoảng 200g – 300g). Rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để đảm bảo rau đã sạch.
Cách làm:
Cách 1: Ăn sống trực tiếp rau diếp cá: Dùng rau diếp cá đã chuẩn bị ăn sống trực tiếp (có thể ăn tối đa theo khả năng bản thân ăn được). Tuy nhiên, cách làm này hơi khó thực hiện với những người bệnh không thích vị mát và mùi tanh đặc trưng của rau diếp cá.
Cách 2: Đắp rau diếp cá lên búi trĩ: Dùng diếp cá đã chuẩn bị mang giã nát hoặc xay nhỏ. Lấy thành phẩm đắp vào vùng hậu môn. Dùng miếng vải mềm sạch hoặc bông gạc để cố định rau. Để khoảng 1 tiếng thì tháo ra. Ngày thực hiện 2 lần sáng – tối.
2, Cây thiên lý
Không chỉ được dùng trong bữa ăn hằng ngày lá thiên lý cũng có tác dụng trị bệnh mà ít người biết được.
Chuẩn bị: Đầu tiên bạn giã lá thiên lý với muối, thêm 30ml nước, lọc bỏ bả lấy nước.
Cách làm:
– Ngâm nước muối ấm vệ sinh hậu môn, dùng bông thấm nước thiên lý đắp lên vết trĩ, dùng băng y tế cố định.
– Thay bông ngày 2 lần, cùng lúc này mỗi ngày bạn uống 3 – 4 chén nước lá thiên lý tươi, liên tục 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3, Củ nghệ
Hàm lượng hoạt chất Curcumin trong nghệ có chức năng như một chất kháng sinh tự nhiên giúp khử trùng búi trĩ, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm sưng phù ở búi trĩ. Thêm vào đó, nếu kiên trì sử dụng cách chữa này còn giúp cản trở sự phát triển của búi trĩ.
Chuẩn bị: Dùng 200g củ nghệ tươi rửa sạch thái thành từng khúc. Giã nát nghệ đến khi thấy nước cốt nghệ thì dừng, Đổ tất cả vào một tấm vải sạch, vắt lấy nước cốt
Cách làm:
- Vệ sinh sạch vùng hậu môn và búi trĩ, sau đó bôi nước cốt nghệ tươi lên vùng búi trĩ
- Khi nước cốt khô lại, bạn bôi thêm 2-3 lần nữa
- Duy trì 3 lần/ngày kéo dài trong 6 tuần để cải thiện triệu chứng bệnh
4, Cây mồng tơi
Theo nghiên cứu rau mồng tơi còn có chứa lượng chất sắt khá cao. Đây là loại dưỡng chất cần thiết cho người bị mắc bệnh trĩ. Chất sắt từ tự nhiên không gây nóng mà vẫn có khả năng giúp tái tạo máu cho những người bị đi đại tiện ra máu thường xuyên.
Ngoài ra trong rau mồng tơi còn có chứa thành phần vitamin B3 tác dụng làm búi trĩ ổn định, ngăn ngừa nguy cơ lở loét, viêm nhiễm khó chịu. Do đó khi bị bệnh trĩ các triệu chứng sẽ được cải thiện và phòng ngừa nguy cơ tái phát, các triệu chứng táo bón cũng sẽ được cải thiện.
Chuẩn bị: 1 nắm lá mồng tơi rửa sạch.
Cách làm: Giã nát nhuyễn mồng tơi cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái)
5, Quả sung
Ngày nay sung thường chỉ được dùng trong dịp tết trên mâm ngũ quả, thế nhưng từ xưa chúng đã là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Chuẩn bị: Sung tươi đã được rửa sạch và ngâm nước muối loãng
Cách làm:
– Trường hợp vết trĩ sưng lớn, gây đau nhức nhiều, hãy ăn sung khi đói 2 – 3 lần/ ngày.
– Thoa nhựa sung lên vết trĩ, nấu nước lá sung xông hơi hậu môn.
– Sung sẽ giúp bạn xoa dịu vết đau từ trĩ, sau 1 tháng bệnh của bạn sẽ giảm đi đáng kể.
6, Cỏ mực
Cỏ mực có vị ngọt hơi chua, tính mát, có tác dụng chỉ huyết, giải nhiệt, làm mát máu. Trị đại tiện ra máu
Chuẩn bị: Cỏ mực 15g, trắc bá diệp 15g, đậu đen 20g
Cách làm: Tất cả cùng sao cháy sắc đặc uống
7, Cây rau má
Rau má có vị đắng ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng giải độc, giải nhiệt, lợi sữa chữa các bệnh thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới. Trị đại tiện ra máu
Chuẩn bị: Rau má 1 nắm, Cỏ mực 1 nắm, Đậu đen 1 bát
Cách làm: Cỏ mực sao cháy, rau má rửa sạch, đậu đen 1 bát sao thơm. Tất cả sắc đặc uống.
8, Cây lá bỏng
Cây lá bỏng là loại cây mọng nước ưa sống tại vùng ẩm ướ quanh năm. Lá bỏng có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm, giảm phù nề rất tốt cho người mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu.
Chuẩn bị: 6 lá bỏng to, mọng nước và 10g rau sam rửa sạch; 3 quả bồ kết
Cách làm:
Dùng sắc lá bỏng với rau sam đã chuẩn bị ở trên cho cùng 1 lit nước đun sôi. Nồi sôi vặn nhỏ lửa đun thêm 20 phút và bắc ra. Dùng nước thuốc này uống trong ngày (không nấu nhiều để uống sang ngày hôm sau) cho đến khi bệnh thuyên giảm.
9, Phèn chua
Đây chắc hẳn là nguyên liệu quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt đối với người bị trĩ thì phèn chua sẽ là “cứu cánh” giúp bạn thoát khỏi tình trạng này khá hiệu quả.
Chuẩn bị: Bạn chỉ cần bỏ phèn chua vào chậu nước bất kỳ, đợi phèn tan hoàn toàn.
Cách làm:
Rửa hậu môn với nước có phèn chua. Đợi một lúc rồi lau khô hậu môn với khăn sạch. Tuy nhiên, phèn chua chỉ có tác dụng với trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2. Với những trường hợp bệnh nặng hơn thì cần kết hợp thêm các cách chữa trĩ nội khác để có hiệu quả.