Viêm amidan là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai-mũi-họng ở trẻ em, người trưởng thành cũng mắc nhưng ít hơn. Amidan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho vùng họng của người bệnh. Ngoài các biến chứng lân cận ở tai mũi họng, viêm amidan có thể gây ra chứng thấp khớp, thấp tim nếu bệnh không được giải quyết kịp thời, đúng cách. Vậy cụ thể nguyên nhân, triệu chứng và các cách điều trị cụ thể cho bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé
1, Vậy cụ thể viêm amidan là gì ?
Amidan là một cặp khối mô mềm nằm ở phía sau họng (hầu họng). Mỗi amidan bao gồm các mô tương tự như các hạch bạch huyết (lympho). Amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Amidan là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4-10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Viêm amidan là tình trạng phù nề, sung huyết ở amidan. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh cũng là do virus, vi khuẩn. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh do virus chiếm phần lớn. Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại, vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ. Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan, lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng.
Phần lớn trường hợp mắc viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ là do không nhận biết bệnh kịp thời hoặc chủ quan trong điều trị.
2, Các triệu chứng cụ thể và phân loại viêm amidan
2.1, Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính thường gặp ở người bệnh từ 3-4 tuổi trở lên với các triệu chứng của amidan khẩu cái bị xung huyết (màu đỏ và sưng lên) và tiết nhiều dịch, đây là triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu của viêm nhiễm. Viêm amidan cấp tính được chia thành 4 cấp độ:
- Viêm amidan cấp độ 1: thông thường amidan sẽ to tròn và có cuống gọn ở cấp độ này. Bên cạnh đó, chiều ngang của viêm amidan khá nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 1 phần 4 so với khoảng cách chân trụ trước amidan.
- Viêm amidan cấp độ 2: Khi chuyển sang cấp độ 2, viêm amidan sẽ to tròn như viêm amidan cấp độ 1 nhưng chiều ngang chỉ nhỏ hơn 1/3 so với khoảng cách chân trụ trước amidan.
- Viêm amidan cấp độ 3: Cấp độ 3 là tình trạng nặng của viêm amidan và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Thời điểm này, viêm amidan có chiều ngang nhỏ hơn 1/2 so với khoảng cách chân trụ trước amidan.
- Viêm amidan cấp độ 4: đến cấp độ 4 là lúc tình trạng bệnh đã tiến triển nặng, những vết viêm gồ và nhô lên bề mặt sẽ xuất hiện, viêm amidan cũng có màu đỏ sẫm và trụ sau dày hơn.
Triệu chứng:
- Rét run rồi sốt cao.
- Người mệt mỏi, đau đầu và ăn uống kém
- Tiểu tiện ra ít và sẫm màu, đại tiện thường táo bón
- Do tăng nhiệt độ của cơ thể nên viêm amidan cũng có thể gây đau đầu. Ngoài ra, còn có thể có thêm các triệu chứng khác như amidan có các đốm màu trắng hoặc vàng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm, đau tai và nhức đầu.
2.2, Viêm amidan mạn tính
Khác với viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính có triệu chứng không điển hình. Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan tái phát thường xuyên, từ 5 -7 lần/ năm. Sau nhiều lần viêm nhiễm, tình trạng này càng nặng hơn, mỗi lần mắc bệnh kéo dài hơn 2 tuần.
Triệu chứng:
- Triệu chứng đặc trưng của viêm amidan là người bệnh có hơi thở hôi, mặc dù đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đều đặn nhưng hơi thở vẫn có mùi khó chịu.
- Sưng hạch bạch huyết cổ, sờ vào thấy đau đôi khi gây đau cả khi không chạm vào.
- Đợt viêm cấp có thể có những hốc mủ.
- Ho, chủ yếu là những cơn ho khan thường.
- Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng.
- Hay sốt, đây là triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng, nhất là đợt viêm cấp của amidan mạn tính.
- Đối với trẻ nhỏ có một số các triệu chứng khác như quấy khóc, chảy nước dãi do tăng tiết dịch, chán ăn, thở khò khè và nghe thấy tiếng ngáy khi ngủ.
3, Các biện pháp điều trị bệnh Viêm amidan
3.1, Điều trị nội khoa
Nếu xác định nguyên nhân viêm do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Người bệnh cần uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn. Điều này giúp ngăn tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hoặc lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Thuốc kháng sinh sẽ phát huy hiệu quả khi sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp viêm amidan cần điều trị ổ nhiễm khuẩn. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị thuốc kháng sinh và tái khám đúng hẹn để đạt được kết quả điều trị cao nhất.
3.2, Điều trị ngoại khoa
Chỉ cắt amidan khi viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5-6 lần trong một năm. Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như:
- Khó thở khi ngủ
- Thở khó khăn
- Khó nuốt
- Áp xe không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh
Ngoài ra, amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.